Bạn không thích uống rượu và phân vân không biết sử dụng đông trùng hạ thảo như nào? Hãy đọc bài viết sau và biết được cách dùng đông trùng hạ thảo để hấp thu tốt được dược tính.
Đông trùng hạ thảo và các món ăn, thuốc quý
Theo Đông y, Đông trùng hạ thảo có vị ngọt, tính ôn nên rất tốt cho sức khỏe. Nó có thể được dùng làm thuốc hay những món ăn bổ dưỡng, được chế biến dưới dạng nấu hầm, ngâm, sắc.
Dùng Đông trùng hạ thảo làm thuốc như thế nào?
Đông trùng hạ thảo trị liệt dương, di tinh, hoạt tinh
Nguyên liệu:
Trùng thảo 6g
Dâm dương hoắc 8g
Ba kích 12g
Hà thủ ô 12g
Thực hiện:
Trùng thảo đem tán thành bột.
Các vị khác đem sắc và cô lại còn 300ml.
Cách sử dụng: Hòa bột trùng thảo với thuốc sắc được để uống từ 2 – 3 lần/ngày.
Đông trùng hạ thảo chữa suy nhược ở người già, viêm phế quản mãn tính, ho hen lâu ngày
Nguyên liệu:
Hạ thảo đông trùng 6g
Khoản đông hoa 6g
Tang bạch bì 8g
Cam thảo 3g
Tiểu hồi 3g.
Thực hiện:
Hạ thảo Đông trùng tán bột để riêng.
Các vị khác sắc với 700ml nước và cô lại còn 200ml
Cách sử dụng: Hòa bột trùng thảo vào thuốc sắc được và chia uống 3 lần/ngày.
Đông trùng hạ thảo chữa suy nhược thần kinh, mất ngủ sau bệnh nặng kéo dài ngày
Trùng thảo 15 – 30g
Rượu trắng 40 độ 500ml.
Thực hiện: Ngâm trùng thảo với rượu trắng trong 7 ngày.
Cách sử dùng: Mỗi bữa ăn uống từ 10 – 20ml, ngày uống từ 2 – 3 lần.
Một số món ăn bổ dưỡng từ đông trùng hạ thảo
Thịt gà (thịt bò, lợn) hầm trùng thảo
Nguyên liệu:
Trùng thảo 10g
Thịt nạc (gà, heo hoặc bò) 100g
Thực hiện: Thịt thái lát, cho trùng thảo vào ninh nhừ, sau đó thêm gia vị cho vừa ăn.
Công dụng: Món ăn này phù hợp để dùng khi thiếu máu, liệt dương, di tinh.
Chim cút hầm trùng thảo
Nguyên liệu:
Chim cút 8 con
Trùng thảo 8g
Thực hiện:
Làm sạch chim, ngâm qua trong nước sôi khoảng 1 phút, sau đó vớt ra để nguội.
Trùng thảo chia thành 8 phần, cho vào trong bụng chim cút rồi dùng chỉ khâu lại.
Bỏ chim cút vào nồi, nêm nếm vừa ăn và ninh trong khoảng 40 phút, đậy vung thật kín, .
Công dụng: Món này dùng cho các trường hợp đau lưng mỏi gối, ho suyễn khó thở.
Vịt hầm trùng thảo
Nguyên liệu:
Trùng thảo 5 – 10 con
Vịt: 1 con
Thực hiện:
Làm sạch vịt sau đó rạch vùng cổ vịt rồi cho trùng thảo vào, dùng chỉ khâu lại.
Nêm nếm gia vị vừa ăn, có thể cho thêm chút rượu, dấm rồi ninh nhừ.
Công dụng: Thích hợp sử dụng khi bị suy nhược sau khi bị bệnh dài ngày, hen suyễn.
Gà hầm sơn dược trùng thảo
Nguyên liệu:
Thịt gà 100g
Sơn dược 15g
Trùng thảo 15g
Thực hiện: Bỏ thịt gà, sơn dược và trùng thảo vào nồi, thêm nước và cho gia vị vừa ăn rồi ninh thật nhừ.
Công dụng: Món này phù hợp với người bị lao phổi, hen suyễn, suy nhược cơ thể.
Óc lợn hầm trùng thảo
Nguyên liệu:
Trùng thảo 3g
Óc lợn 1 cái
Thực hiện: Cho các nguyên liệu vào nồi đun cách thủy dưới lửa nhỏ cho đến khi chín.
Cách dùng: Chia món ăn làm 2 phần, ăn khi đói, mỗi lần một phần.
Công dụng: Dùng cho các trường hợp động kinh, suy nhược thần kinh.
Cách bảo quản Đông trùng hạ thảo
Quá trình bảo quản là một trong những yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng của Đông trùng hạ thảo. Vậy bảo quản loại dược liệu này thế nào là tốt nhất?
Đông trùng hạ thảo tươi
Với Đông trùng hạ thảo tươi, cách bảo quản tốt nhất là gói kín bằng túi nhựa và để trong ngăn mát tủ lạnh ở 4 độ C. Cách này có thể bảo quản trùng thảo được trong 2 tuần.
Đông trùng hạ thảo khô
Trùng thảo khô cần được bảo quản trong túi nhự, đáy túi để khoảng 200g hạt tiêu. Sau đó để trung thảo ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Như vậy trùng thảo sẽ không bị nấm mốc và vi khuẩn xâm hại.
Đông trùng hạ thảo dùng cho đối tượng nào?
Với nhiều công dụng trong chữa bệnh, bồi bổ sức khỏe, Đông trùng hạ thảo phù hợp cho nhiều đối tượng.
Đông trùng hạ thảo tốt người đang bị bệnh
Dược chất có trong Đông trùng thảo giúp bồi bổ cơ thể rất tốt, đặc biệt với những người đang bị bệnh. Trùng thảo có khả năng tăng cường sức đề kháng, phòng ngừa bệnh tật…
Đông trùng hạ thảo tốt cho người gầy yếu
Đông trùng hạ thảo sẽ giúp tăng cường chức năng tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng ở người gầy. Do vậy, trùng thảo có thể giúp tăng cân an toàn, hiệu quả.
Đông trùng hạ thảo đối với người cao tuổi
Các dược chất trong Đông trùng hạ thảo giúp người cao tuổi bồi bổ cơ thể, các dưỡng chất để chống lại bệnh tật. Đồng thời, trùng thảo còn làm chậm quá trình lão hóa, giúp ăn ngủ ngon giấc…
Sử dụng Đông trùng hạ thảo đúng cách
Để phát huy được công dụng của Đông trùng hạ thảo thì việc nắm rõ được cách sử dụng là vô cùng quan trọng. Sử dụng không đúng cách trùng thảo sẽ làm mất đi các dưỡng chất, acid amin… có trong nó.
Đông trùng hạ thảo nên nhai sống
Các thầy thuốc khuyến cáo người dùng nên nhai sống, trực tiếp, không qua chế biến sẽ hấp thu một cách tốt nhất các dưỡng chất có trong loại dược liệu này.
Trước khi ăn cần làm sạch và ngâm trùng thảo vào nước ở nhiệt độ từ 50-60 độ, trong khoảng 3-5 phút. Làm như vậy sẽ giúp rửa sạch bụi bẩn và các vi khuẩn gây hại bên ngoài trùng thảo. Đặc biệt nước sẽ đồng giúp trùng thảo mềm hơn. Khi ăn cần nhai thật kỹ, nuốt cả xác lẫn nước và chỉ sử dụng 2- 3 lần/ tuần.
Nếu không thể nhai sống Đông trùng hạ thảo thì người dùng có thể hầm với bồ câu, chim cút… cũng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.
Những lưu ý khi sử dụng Đông trùng hạ thảo
Ai không nên dùng đông trùng hạ thảo?
Theo bác sĩ Cao Thị Thanh Hương (Trung tâm Thừa kế Ứng dụng Hội Đông y Hà Nội) những nhóm đối tượng sau không nên dùng trùng thảo:
Phụ nữ trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ mang thai và cho con bú.
Người đang bị xuất huyết, chảy máu.
Trẻ em dưới 5 tuổi
Người có bị cảm lạnh, sốt, ho…không nên tự ý sử dụng mà phải tuân theo chỉ dẫn.
Chế biến đông trùng hạ thảo đúng cách thế nào?
Chế biến Đông trùng hạ thảo nên dùng lửa nhỏ sẽ cho kết quả tốt hơn.
Khi hầm Đông trùng hạ thảo nên sử dụng nồi đất hoặc nồi sứ, không nên sử dụng nồi gang hoặc nồi nhôm.
Có nên sử dụng nhiều trùng thảo trong một lần?
Đông trùng hạ thảo uống lúc nào là theo ý thích của mỗi người. Tuy nhiên nên nhớ rằng sử dụng nhiều Đông trùng hạ thảo một lần không có nghĩa là tác dụng tăng lên bởi cơ thể sẽ không thể hấp thu được hết dẫn đến lãng phí. Mức chuẩn cho sử dụng Đông trùng hạ thảo là 1.000mg mỗi ngày.